
Kỹ Thuật Trồng Thông Ba Lá
- Đặc điểm hình thái
Là cây gỗ lớn, vỏ màu nâu xám, nứt dọc rãnh sâu, nhựa ít nhưng có mùi hắc. Tán cây hình trứng rộng. Lá cây hình kim, thường đính 3 lá kim trên một đầu cành ngắn. Lá kim thường có màu xanh ngọc, mỗi lá kim thường dài 20-25 cm, lá thường cứng. Đầu cành ngắn đính lá thường có độ dài 1,5 cm, đính cách vòng xoắn ốc trên cành lớn.
Nón đơn tính cùng gốc, nón cái thường chín trong 2 năm, khi chín hóa gỗ. Nón hình trứng, có kích thước: cao 5-9 cm, rộng 4-5 cm. Cuống thường cong, có chiều dài 1,5 cm. Lá bắc không phát triển. Lá noãn phát triển thành vảy, mỗi vảy có 2 hạt, hạt có cánh. Mặt vảy hình thoi, có gờ ngang nổi rõ, có rốn vảy hơi lồi.
Gỗ thông ba lá được dùng trong ngành xây dựng, kiến trúc, đóng tàu thuyền,… Nhựa để chế biến ra Côlôphan, tùng dương; dẫn xuất của tinh dầu thông được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sơn, giấy, dược phẩm… những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Một số nghệ nhân cũng hay dừng loại thông này làm bonsai.
- Kỹ thuật gieo trồng
* Trồng cây con
Thường ươm cây trong bầu. Cây con đem trồng ở miền Bắc khi 4-6 tháng tuổi, miền Nam 6-9 tháng; cây cao 15-20cm, đường kính cổ rễ 0,3-0,4cm, lá xanh đậm, rễ phát triển đều, không bị sâu, bệnh, vỏ bầu bằng PE thủng đáy, rộng 6-7cm, cao l1-12cm.
Ruột bầu tốt nhất là đất mặt của rừng thông ba lá, đất phải đập nhỏ, trộn với 1% supe lân. Nơi không có rừng thông ba lá thì lấy đất ở tầng mặt (0-30cm) trên có thực bì là cây tế guột (75%) + phân chuồng ủ với lân supe hoai mục (24%) + supe lân đập nhỏ (1%). Nên gieo hạt vào vụ thu đông hoặc mùa xuân. Hạt trước khi gieo phải xử lý, ngâm trong dung dịch thuốc tím nồng độ 0,1% (1g thuốc/lít nước) trong 30 phút, vớt ra để ráo nước, sau đó ngâm hạt trong nước 45 độ C (2 sôi + 3 lạnh) trong 6 giờ, vớt ra rửa sạch, để ráo nước, cho vào túi vải (mỗi túi khoảng 2kg hạt) ủ 3-5 ngày, hàng ngày rửa chua 1 lần bằng nước 30 độ C và thay túi cho đến khi nứt nanh 30% số hạt thì đem gieo trực tiếp trong bầu (mỗi bầu 2 hạt) hay gieo vãi trên luống đất hoặc trong nhà thúc mầm với mật độ rất dày (1kg hạt/1-3m2) để tạo cây mầm. Cây mầm mọc cao 2-3 cm (bằng que diêm) đem cấy vào bầu.
Chăm sóc, tưới đủ ẩm, định kỳ 15-20 ngày xới phá váng 1 lần. Cây xấu tưới thúc 2-3 lần, mỗi lần 0,1kg urê + 0,1kg kali + 0,2kg lân supe hoà với 60-80 lít nước tưới cho 10m2 bầu ươm, tưới phân xong phải tưới lại bằng nước lã để rửa lá. Ngừng chăm bón trước khi trồng 1-2 tháng.
* Kỹ thuật trồng
Thông ba lá chủ yếu được trồng trên đồi núi trọc, đất trơ sỏi đá hoặc có trảng cỏ, cây bụi thấp. Nơi có thực bì cao, phát quang toàn diện, cần thiết có thể đốt; nếu thực bì thấp và thưa, không cần phát bỏ hoặc chỉ phát khu vực hố trồng.
Làm đất trồng theo phương thức trồng rừng cục bộ, hố đào trước khi trồng 1-2 tháng, kích thước 30x30x30cm hay 40x40x40cm.
Các tỉnh miền Bắc nên trồng vào vụ thu (tháng 8 -10) hoặc xuân (tháng 2 – 4). Từ Nghệ An trở vào nên trồng vào vụ thu. Các tỉnh miền Nam trồng vào đầu mùa mưa.
Mật độ trồng: Nếu trồng lấy gỗ thì 2.500-3.000 cây/ha; trồng làm nguyên liệu giấy, bảo vệ đất 4.000 cây/ha.
Chăm sóc rừng trồng: Thường kéo dài 3-5 năm, mỗi năm 2-3 lần phát bỏ cây bụi, dây leo, làm cỏ, xới đất, vun gốc. Rừng trồng phải trải qua 1-2 mùa sinh trưởng tỷ lệ sống mới được giữ vũng, vì vậy 2-3 năm đầu phải chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và trồng dặm.
Thiết kế băng rộng 10-20m (băng trồng thông rộng 80-100m), trồng cây lá rộng đế chống cháy rừng và hạn chế sâu bệnh phá hại.
Nuôi dưỡng rừng thông nhựa, tuỳ theo mục đích kinh doanh và các điều kiện cụ thể khác, số lần tỉa thưa và cường độ tỉa thưa có khác nhau. Riêng kinh doanh lấy gỗ, lấy nhựa thông, số lần tỉa thưa 2-3 lần, lần thứ nhất khi cây trồng được 6-7 tuổi, lần thứ 2 cách lần đầu 4-5 năm, cường độ tỉa thưa 30-50% số cây có trong lâm phần, số cây cuối cùng giữ lại 1.000-1.600 cây/ha. Rừng thông trồng với mục đích phòng hộ chống xói mòn do nước, làm nguyên liệu giấy nhìn chung không tỉa, chỉ chặt vệ sinh.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách bảo vệ hạt giống khỏi áp lực thiếu….
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách bảo vệ hạt giống khỏi áp lực thiếu nước và cung cấp thêm dinh dưỡng cho giai đoạn nảy mầm…
(more…)

Kinh nghiệm mua giống cây ăn quả
Kinh nghiệm mua giống cây ăn quả. Trong mấy năm qua do tác động của chính sách dồn điền đổi thửa và từ thực tế hiệu quả
(more…)

Kinh nghiệm mua giống cây ăn quả
Kinh nghiệm mua giống cây ăn quả. Trong mấy năm qua do tác động của chính sách dồn điền đổi thửa và từ thực tế hiệu quả
(more…)

Cây dổi ghép và thực sinh nên chọn trồng loại nào?
Cây dổi được phân bổ chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc và khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, có 2 loại là cây dổi ghép và cây dổi thực sinh nên nhiều bà con đang rất phân vân không biết nên lựa chọn loại nào tốt?
(more…)

Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế từ cây dổi ghép
Hiện nay, trên thị trường hạt dổi có mức giá rất cao, lên đến vài triệu 1kg nên xu hướng bà con lựa chọn loại cây này để phát triển kinh tế đang ngày càng nhiều hơn. (more…)