Lá Cây Thông Caribe có dạng vảy, khi tồn tại được 7 –8 năm, thuộc cây lá kim, cứ 2 – 3 lá làm thành một bó, lá mảnh, mềm, bé lá hơi cứng đâm vào tay thấy hơi đau. Thông không có hoa nhưng lại có nón cái, nón đực. Nón cái không có cuống mọc không tập trung mà mọc đơn độc. Nón đực mọc tập trung ở phía đầu cành.
Quả thông Caribe có hình trứng dài, hơi cong. Vảy quả có màu nâu đỏ, có gai ngắn, bên trong có tồn tại hạt, màu lửa hoặc màu nâu nhạt, có chấm, cánh dài 2.5 cm.
Đặc tính sinh thái của thông Caribe
Thông Caribe gồm 3 biến chủng Caribaea, Hondurensis và Bahamensis đều phân bố tự nhiên ở vùng Trung Mỹ. Trong đó biến chủng Caribaea phân bố từ 16 độ đến 20 độ vĩ Bắc, ở Cu Ba và đảo Juventus thuộc vùng biển Caribe. Loài cây này chủ yếu tập trung ở vùng thấp, đồi bát úp, thường ở độ cao 330m so với mực nước biển. Tuy nhiên cũng có khi cây xuất hiện ở độ cao 760m, ít có trường hợp phân bố trên độ cao 1.200m.
Thông Caribe có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất khác nhau khi được trồng ngoài vùng phân bố tự nhiên của chúng. Thông Caribê được khảo nghiệm ở Guyana có chiều cao bình quân 19m ở tuổi 10, cá biệt có cây cao tới 25m. Ở Công Gô – Brazzaville các xuất xứ của Hondurensis đạt tăng trưởng 1,3m/năm về chiều cao, 2,08cm/năm về đường kính ở tuổi 4; biến chủng Bahamensis đạt 1,08 m/năm về chiều cao và 1,4 cm/năm về đường kính.