Cây Hồng ăn trái

Loại : Cây ăn trái


Tên khác: Cây Hồng quả 

Tên khoa học: cultivar; Họ thực vật: Diospyros.


Chiều cao cây : 30-50cm, 1-1,5m


Kích thước bầu : 14 x 17, 25 x 30


Nguồn gốc và phân bố: Đây là một loại cây ăn quả lâu năm có nguồn gốc á nhiệt đới đã được trồng lâu đời ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Ở nước ta hồng được trồng nhiều ở phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, ở phía Nam hồng được trồng ở vùng Đà Lạt- Lâm Đồng nơi có độ cao từ 1000- 1500 m so với mặt nước biển.

Đặc điểm hình thái

Thân: Là cây dạng thân gỗ nhỏ có chiều cao trung bình khoảng 2m.

Lá: lá dạng thuôn dài mọc so le nhau.

Hoa: Đài hoa sẽ thường được gắn chặt vào phần quả khi chín nhìn trông khá lạ

Quả: Có hình cà chua bẹp mọc thành từng chùm 2 quả một.  Đặc biệt giống hồng nói chung khi xanh thường có vị chát do có hàm lượng tanin cao

Hàm lượng này ở hồng giòn mất đi khá nhanh nên bạn có thể ăn quả sớm hơn khi còn giòn mà vị chát không còn nữa. Hồng khi chín có vị ngọt đậm khiến cho bạn ăn có cảm giác ngọt hậu ở miệng khá ngon miệng.

Công dụng của cây đào

– Cây hồng có thể dùng làm trang trí cảnh quan

– Quả hồng có chứa các hợp chất thực vật có tác dụng chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương tế bào bằng cách chống lại stress oxy hóa, một quá trình được kích hoạt bởi các phân tử không ổn định được gọi là gốc tự do. Stress oxy hóa có liên quan đến một số bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, tiểu đường, ung thư, bệnh Alzheimer…

– Quả hồng có chứa chất chống oxy hóa flavonoid, bao gồm quercetin và kaempferol. Một chế độ ăn nhiều flavonoid có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu trên 98.000 người cho thấy những người ăn nhiều flavonoid nhất có ít khả năng tử vong do các vấn đề liên quan đến tim hơn 18% so với những người ăn ít nhất.

– Quả hồng chứa rất nhiều vitamin C. Loại vitamin này đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra và chống lại chứng viêm trong cơ thể.