SẢN PHẨM
Loại : Cây công trình
Tên khác: Đào có tên khoa học là Prunus persica, thuộc vào họ hoa hồng (Rosaceae)
Chiều cao cây : 30-50cm, 1-1,5m
Kích thước bầu : 10,5 x 26, 23 x 45 cm
Nguồn gốc và phân bố: Hoa đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, Mông Cổ. Ở Việt Nam, đào được trồng nhiều ở vùng miền núi phía bắc như: Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,..và ở Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
Đặc điểm hình thái
Thân: Cây đào là một cây thân gỗ nhỏ với độ cao trung bình từ 5 đến 10 m. Thân cây cao, phân nhánh mạnh từ gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, lông cứng, cây lâu năm khá lớn.
Lá: Cây rụng lá theo mùa, lá hoa đào có hình mũi mác chiều dài từ 7-15cm và chiều rộng khoảng 2-3cm. Hoa đào nở vào đầu mùa xuân, sau khi hoa tàn cây mới ra lá trở lại.
Hoa: Hoa có 2 dạng đó là hoa cánh đơn và hoa cánh kép. Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng ở giữa, mỗi bông hoa có đường kính từ 2,5-3cm có màu hồng đậm, hồng nhạt, hoa gồm nhiều cánh hoa mỏng, xinh đẹp, kích thước cánh hoa nhỏ.
Quả: Cây đào cũng có quả, loại cây chỉ chơi hoa làm cảnh thì hoa khá đẹp, to, màu sắc sặc sỡ. Quả nhỏ, quả đào có một hạt bọc trong lớp gỗ cứng, thịt quả có màu vàng hay trắng, ăn có vị ngọt, rất thơm ngon, phía bên ngoài vỏ được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm mại.
Tác dụng, mục đích :
– Dùng để trang trí và là biểu tượng của ngày tết cổ truyền Việt Nam
– Rễ Đào: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da.
– Nhựa thân cây Đào: Chữa kiết lỵ ra máu, đái tháo đường, viêm phế quản.
– Cành Đào: Chữa sốt rét.
– Lá Đào: Có amygdalin, axit tanic, cumarin. Thường dùng lá Đào diệt sâu bọ: Ngâm vào nước tù đọng diệt được bọ gậy, cho vào hố xí diệt được giòi, đun lấy nước chữa lở ngứa, ghẻ, viêm âm đạo.
– Hoa Đào: Có tác dụng hạ khí, tiêu báng nước, lợi tiểu. Dầu hoa Đào làm kem bôi mặt, da mặt sẽ mịn màng…
– Quả đào: có thể bán mang lại kinh tế và dinh dưỡng cao